News - T6, 08/07/2020 - 16:21
Mổ lấy thai
Lần cập nhật cuối 03/17/2021 - 11:46
>>> Chương trình Thai Sản & Sinh trọn gói
>>> Làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?
>>> Video: Táo bón ở mẹ bầu
>>> Video: Vận động của mẹ bầu
>>> Video: Nuôi con bằng sữa mẹ
>>> Video: Ốm nghén ở mẹ bầu
>>> Video: Sinh thường hay sinh mổ?
Mổ lấy thai là gì?
Mổ lấy thai là một thủ thuật y khoa để đưa em bé ra ngoài. Khi sinh mổ, mẹ sẽ được gây tê/ gây mê để mẹ không còn cảm giác đau. Bác sĩ sẽ thực hiện một đường rạch trên bụng của mẹ và đưa em bé ra khỏi tử cung. Phần nhiều các bé được sinh tự nhiên qua đường âm đạo của người mẹ, trường hợp này gọi là sinh thường. Mổ lấy thai còn được gọi là “sinh mổ”.
Tôi có biết trước là tôi sẽ cần sinh mổ không?
Bạn có thể biết trước được điều này. Các lý do phổ biến cho một ca sinh mổ khi chuyển dạ là:
- Mẹ đã từng sinh mổ trước đó
- Thai ngôi ngược
- Em bé quá to
- Mẹ bị bệnh lây nhiễm như herpes hay HIV. Bệnh có thể lây sang cho bé trong quá trình sinh thường.
- Rau tiền đạo. Rau thai có vai trò cung cấp dinh dưỡng và ô-xy cho thai phát triển cũng như làm sạch chất thải trong máu thai nhi. Rau tiền đạo xảy ra khi rau thai lấp đường xuống âm đạo.
- Thai nhi có vấn đề, và bác sĩ tin rằng việc chuyển dạ và sinh thường có thể không an toàn cho mẹ và bé.
Một số mẹ chọn sinh mổ mặc dù mẹ có thể theo dõi sinh thường. Trong trường hợp này, mẹ nên trao đổi với bác sĩ nếu mẹ muốn sinh mổ. Mọi cuộc phẫu thuật đều có những nguy cơ nhất định.
Khi nào nên lên kế hoạch sinh mổ?
Thường mẹ nên chờ đến sau tuần 39 của thai kỳ (thai kỳ bình thường là 40 tuần).
Tại sao một số mẹ lại có chỉ định sinh mổ khi chuyển dạ?
Lý do thường là do chuyển dạ không suôn sẻ như dự kiến. Việc này có thể xảy ra nếu:
- Cơn co không đủ lực để đẩy em bé ra ngoài (tử cung co cứng trong khi chuyển dạ)
- Thai quá to
- Khung chậu của mẹ quá nhỏ (khung chậu là phần xương quanh hông và âm đạo).
- Thai ở vị trí bất bình thường như ngôi ngược.
Một số lý do khác dẫn tới sinh mổ là:
- Nguy hiểm cho em bé, chẳng hạn nhịp tim em bé quá chậm
- Nguy hiểm cho mẹ, chẳng hạn mẹ đang chảy máu nhiều
Nếu chuyển dạ tiến triển chậm, tôi có cần sinh mổ không?
Không cần thiết. Đầu tiên, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể dùng oxytoxin để kích đẻ. Thuốc này giúp cơn co mạnh hơn. Nếu vài giờ sau khi dùng thuốc mà chuyển dạ vẫn không cải thiện thì bác sĩ có thể yêu cầu sinh mổ.
Sinh mổ được thực hiện như thế nào?
Sinh mổ được thực hiện theo các bước chính sau:
- Trước tiên, bạn sẽ được giảm đau trong khi mổ. Có 2 kiểu giảm đau: gây tê vùng (bạn vẫn có ý thức) và gây mê toàn thân (bạn rơi vào giấc ngủ).
- Sau đó bác sĩ sẽ thực hiện một vết rạch ở bụng của mẹ. Có hai cách để rạch:
- Thường bác sĩ sẽ rạch một đường ngang ở bụng dưới từ bên này sang bên kia, trên lông mu khoảng 1-2 cm.
- Nếu mẹ có chảy máu nhiều hoặc bé trong tình trạng nguy hiểm, bác sĩ sẽ rạch từ trên xuống dưới. Cách rạch này là cách nhanh nhất để đưa em bé ra ngoài.
- Sau khi rạch qua ổ bụng, bác sĩ sẽ rạch tiếp vào tử cung và lấy em bé ra ngoài. Sau đó bác sĩ sẽ cắt dây rốn và lấy hết rau thai ra ngoài.
- Cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu tử cung và vết rạch ở bụng của mẹ.
Mẹ mất bao lâu để hồi phục sau mổ đẻ?
Sau một vài giờ, mẹ sẽ có thể vận động nhẹ và ăn uống. Hầu hết sản phụ đều xuất viện sau 4 ngày nhưng có thể vẫn còn cảm giác đau. Mẹ sẽ hồi phục hoàn toàn sau 6 tuần. Sản phụ có thể quay lại làm việc sau thời gian này.
Sinh mổ có nguy cơ gì không?
Có. Mặc dù hầu hết mẹ và bé đều hồi phục rất tốt sau sinh mổ nhưng vẫn có những nguy cơ nhất định.
So với sinh thường, sinh mổ có thể:
- Ảnh hưởng tới bàng quang, mạch máu, ruột và các bộ phận xung quanh khác.
- Nhiễm trùng
- Máu cục có thể dẫn tới tắc mạch máu và dấu hiệu hô hấp
- Mất đi khoảng thời gian gắn kết giữa mẹ và bé
- Thời gian hồi phục của mẹ lâu hơn
- Vấn đề về rau thai và tử cung ở những lần mang thai sau
- Bé có thể gặp vấn đề hô hấp. Hiện tượng này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
Bác sĩ có thể giúp bạn cân nhắc và đi đến quyết định về những nguy cơ khi sinh mổ.
Những triệu chứng nào sẽ đỡ dần?
Trong những tuần đầu, mẹ thường có những dấu hiệu sau:
- Chuột rút cơ bụng
- Có rỉ ít máu và có dịch màu vàng ở âm đạo
- Đau vết mổ
Hãy liên hệ với bác sĩ của bạn nếu:
- Bạn bị sốt trên 38°C
- Bạn ngày càng đau hơn
- Chảy máu âm đạo ngày càng nhiều
- Vết mổ sưng hoặc tấy đỏ, hoặc chảy máu hoặc có chảy dịch.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ sinh tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100 hoặc gửi thông tin về chúng tôi theo mẫu dưới đây: