News - T4, 11/13/2019 - 11:51
Ô nhiễm không khí tác động như thế nào đến sức khỏe?
Lần cập nhật cuối 11/13/2019 - 11:52
Ô nhiễm không khí là một vấn đề đáng báo động ở Hà Nội: theo GreenID, trong 3 tháng đầu năm 2018, mức độ ô nhiễm không khí trung bình cao gấp 4 lần mức cho phép được quy định bởi Tổ chức y tế thế giới.
Hãy cùng tìm hiểu thế nào là ô nhiễm không khí, các ảnh hưởng tới sức khỏe con người và làm thế nào để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân.
Thế nào là ô nhiễm không khí?
Không khí tuy không nhìn thấy được nhưng lại là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp động vật, con người có thể thở và hệ thực vật phát triển. Đây là hỗn hợp khí bao gồm thành phần chủ yếu là 78% khí Nitơ (N2) và 21% khí Oxy (O2). Không khí cũng tồn tại dưới dạng hơi nước.
Các lí do gây ô nhiễm không khí có thể bắt nguồn từ yếu tố tự nhiên (ví dụ, hoạt động núi lửa) hoặc từ hoạt động của con người (công nghiệp, giao thông đường bộ, nuôi trồng nông nghiệp, quá trình di dân…)
Có rất nhiều chất gây ô nhiễm, một trong số đó, nguy hiểm nhất là Lưu huỳnh dioxide (SO2), Nitơ dioxide (NO2), Hạt mịn (PM), Carbon monoxide (CO) và Khí Ozon (O2).
Kích thước hạt mịn (PM) càng nhỏ, chúng càng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người: PM10 (kích cỡ < 10μm) dễ thâm nhập vào các khu vực mũi và họng, PM2,5 (kích thước < 2,5μm) có thể vào đến phế quản, PM1 (kích thước < 1μm) and PM0,1 (kích thước < 0,1μm) có thể vào đường máu. Để lấy ví dụ so sánh, một sợi tóc người có kích cỡ từ 50-70μm.
*chú thích: μm: đơn vị micromet
Để hiểu rõ hơn mức độ ô nhiễm trong không khí bạn đang hít thở, bạn có thể theo dõi (trên Internet hoặc ứng dụng di động) chỉ số chất lượng không khí - Air Quality Index). Bảng chỉ số này xác định 5 chất gây ô nhiễm không khí nhất và đưa ra các lời khuyên để bạn có thể bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân dựa trên 5 cấp độ nguy hiểm.
Ô nhiễm không khí có những tác động như thế nào tới sức khỏe?
Khi không khí bị ô nhiễm nặng, nhiều người có các biểu hiện, như ho hoặc thở khò khè hay ở trẻ em thường bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Những bệnh nhân mắc bệnh hô hấp hoặc bệnh tim mãn tính có nguy cơ cao bị cơn hen suyễn, đau tim hoặc thậm chí là đột quỵ.
Hít thở không khí ô nhiễm mỗi ngày rất nguy hiểm trong thai kỳ, có thể dẫn đến sinh non và nhẹ cân. Phổi của trẻ có thể phát triển chậm hơn, bị hen suyễn hoặc dị ứng. Người lớn có thể bị viêm phế quản mãn tính hoặc thậm chí là ung thư phổi.
Bạn nên khám bác sỹ khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường, như: ho dai dẳng, thở khò khè hoặc khó thở thường xuyên.
Làm thế nào để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân trước các tác động của ô nhiễm không khí?
Thực hiện theo các chỉ dẫn dựa trên Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index) để điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Hãy chắc chắn rằng việc thông gió trong nhà và văn phòng luôn được thực hiện thường xuyên để tránh nồng độ chất ô nhiễm đọng quá nhiều trong nhà (trừ trường hợp ô nhiễm ozon).
Những đối tượng nhạy cảm (phụ nữ mang thai, trẻ em, những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc những vấn đề về đường hô hấp mãn tính) nên hạn chế các hoạt động ngoài trời hoặc tham gia giao thông, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Hạn chế thời gian cho trẻ em chơi ngoài trời nếu chất lượng không khí không trong lành và nếu có thể, hãy thông báo cho trường học về việc hạn chế các hoạt động ngoài trời do nhà trường tổ chức.
Để hạn chế việc ảnh hưởng tới sức khỏe do tác động từ ô nhiễm không khí trong khoảng thời gian dài, bạn nên giữ cho nhà và văn phòng nơi làm việc được thoáng khí, tránh hút thuốc trong nhà, không nên đốt rác. Bạn nên rèn luyện, tập thể dục thường xuyên. Khi mức độ ô nhiễm ở ngưỡng cao, bạn nên rèn luyện sức khỏe tại phòng tập hoặc sử dụng máy tập tại nhà.
Mặt nạ FFP3 có thể bảo vệ bạn khỏi các hạt mịn (PM) có kích thước lớn nhưng không thể bảo vệ bạn khỏi những hạt mịn (PM) có kích cỡ nhỏ hơn (PM0.1 và PM1) và khói thuốc.
Bạn nên khám bác sỹ trong trường hợp tái phát các triệu chứng về đường hô hấp. Nếu bạn cảm thấy khó thở hoặc đau tức ngực, hãy gặp bác sỹ ngay.
Với kinh nghiệm lâu năm về Hô hấp, BS. Delphine Natali, người Pháp và BS. Trần Phạm Hải, người Việt Nam, sẽ thăm khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp và phổi cho khách hàng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hoặc muốn đặt hẹn khám với các bác sĩ hô hấp của Bệnh viện, vui lòng liên hệ theo số: (84-24) 3577 1100, hoặc gửi câu hỏi về cho chúng tôi tại đây