News - T5, 08/17/2017 - 11:10
Cùng bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa tìm hiểu về viêm loét dạ dày-tá tràng
Lần cập nhật cuối 08/17/2017 - 11:10
Viêm loét dạ dày-tá tràng là bệnh đường tiêu hóa phổ biến. Khoảng 5-10% dân số thế giới bị viêm loét dạ dày-tá tràng, nam giới thường gặp cao gấp 4 lần nữ giới. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây bệnh chiếm khoảng 26%, thường đứng đầu trong các bệnh của đường tiêu hóa và chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam thì 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.
Loét dạ dày-tá tràng có thể do nhiều nguyên nhân, có thể do uống bia, rượu, stress hoặc do dùng thuốc (như aspirin, kháng viêm và corticoid). Với viêm loét dạ dày cấp tính thì nguyên nhân chính là rượu bia. Ngược lại, với loét dạ dày mãn tính, trước những năm 80 người ta nghĩ rằng đó là hậu quả của việc tiết nhiều dịch acid trong dạ dày do hút thuốc lá, uống rượu bia. Vào năm 1983, hai bác sỹ người Úc phát hiện ra loại vi khuẩn gây loét dạ dày helicobacter pylori (HP). Đây chính là loại vi khuẩn này gây ra ung thư dạ dày. Vì vậy loét dạ dày là bệnh nhiễm khuẩn được điều trị bằng kháng sinh.
Hiện nay người ta cũng chưa biết rõ là vi khuẩn này có lây hay không nhưng người bệnh nhiễm vi khuẩn HP khi còn nhỏ tuổi. Người ta tìm vi khuẩn HP trong tiết dịch dạ dày, trong phân và thậm chí trong cao răng. Như vậy lây nhiễm có thể qua đường miệng ở trẻ em, thậm chí ở trẻ sơ sinh qua nước bọt, qua nôn trớ. Đây là vi khuẩn rất phổ biến, có khoảng 80% người Việt Nam có vi khuẩn này. Ở Pháp trong những năm 50 cũng khoảng 80% người bị nhưng giảm dần trong những năm gần đây và bây giờ còn khoảng 25% người trưởng thành bị nhiễm vi khuẩn HP.
Hiện nay có 4 phương pháp để phát hiện vi khuẩn HP, đó là: nội soi dạ dày để kiểm tra và lấy sinh thiết trong dạ dày, sau vài phút là có thể biết kết quả. Tìm vi khuẩn HP qua thở sẽ cho kết quả sau vài giờ. Xét nghiệm phân để tìm trực tiếp vi khuẩn HP và xét nghiệm máu. Lựa chọn phương pháp tùy thuộc vào triệu chứng và tuổi của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị đau dạ dày thì cần phải nội soi để kiểm tra xem có bị ung thư hay không hay chỉ bị loét, đồng thời tìm vi khuẩn HP. Đối với người lớn, nếu không có triệu chứng thì xét nghiệm máu hoặc phân là phương pháp tối ưu. Ở trẻ em, nội soi dạ dày có thể gây mệt và gây đau cho trẻ nên phương pháp lựa chọn có thể là xét nghiệm máu hoặc phân.
VTV2: Viêm loét dạ dày-tá tràng
TRẢ LỜI VÀ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100 hoặc gửi câu hỏi tại đây