News - T2, 07/22/2024 - 10:41
DẬY THÌ SỚM Ở TRẺ EM - CHA MẸ NÊN LÀM GÌ?
Tuổi dậy thì là thuật ngữ chỉ những thay đổi trong cơ thể xảy ra khi một đứa trẻ trở thành người lớn. Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở độ tuổi từ 9 đến 12 ở bé gái và từ 10 đến 13 tuổi ở bé trai.
Định nghĩa dậy thì sớm nếu quá trình dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai.
Nguyên nhân gây dậy thì sớm là gì?
Đôi khi, dậy thì sớm là do cơ thể trẻ đã sẵn sàng trưởng thành sớm hơn những đứa trẻ khác. Điều này có thể là bình thường và không cần phải can thiệp y tế.
Nhưng trong một số trường hợp, dậy thì sớm là do nồng độ hormone trong cơ thể cao bất thường. Điều này có thể được gây ra bởi:
- Một vấn đề trong cơ thể, chẳng hạn như sự phát triển bất thường ở não, buồng trứng hoặc tinh hoàn
- Các sản phẩm chăm sóc da dành cho người lớn có chứa một số loại hormone nhất định – Nếu trẻ sử dụng những sản phẩm này trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới hormone.
Dậy thì sớm ở trẻ có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác như do trẻ có nang buồng trứng, bệnh lý tuyến thượng thận, khối u tuyến yên, hay do các vấn đề về dị tật não bẩm sinh hay do một số di truyền hiếm gặp. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp dậy thì sớm không tìm thấy nguyên nhân cụ thể.
Những thay đổi cơ thể xảy ra ở tuổi dậy thì sớm?
Những thay đổi của cơ thể ở tuổi dậy thì sớm cũng giống như những thay đổi ở tuổi dậy thì bình thường, nhưng tại độ tuổi nhỏ hơn nhiều.
Những thay đổi xảy ra ở tuổi dậy thì ở bé gái là:
- Ngực phát triển lớn hơn. Ở hầu hết các bé gái, đây là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì.
- Lông mọc ở vùng sinh dục, dưới cánh tay và trên chân.
- Xuất hiện dịch tiết âm đạo màu trắng hoặc trong.
- Bắt đầu có kinh nguyệt hàng tháng. Điều này thường xảy ra một hoặc 2 năm sau khi có dấu hiệu dậy thì đầu tiên.
Những thay đổi xảy ra ở tuổi dậy thì ở bé trai là:
- Tinh hoàn trở nên to hơn. Đây thường là sự thay đổi đầu tiên xảy ra.
- Dương vật dài hơn và rộng hơn.
- Lông mọc ở vùng sinh dục, trên mặt và dưới cánh tay.
- Giọng nói thay đổi.
- Có thể xuất tinh một lượng nhỏ tinh trùng vào ban đêm khi ngủ.
- Ngực có thể to hơn một chút. Điều này thường biến mất theo thời gian.
Hậu quả của dậy thì sớm ở trẻ?
- Hạn chế về chiều cao: Dậy thì sớm khiến sẽ làm cơ thể trẻ phát triển nhanh hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Tuy nhiên, khi quá trình dậy thì này kết thúc, sự tăng trưởng chiều cao này sẽ dừng lại. Điều này cũng có nghĩa là quá trình phát triển chiều cao của trẻ sẽ dừng lại sớm hơn bình thường. Do đó, khi trưởng thành, trẻ dậy thì sớm thường sẽ thấp hơn so với những trẻ dậy thì đúng tuổi.
- Trẻ gái sẽ có hiện tượng kinh nguyệt sớm. Điều này có thể ảnh hưởng Ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ sự phát triển sớm hơn so với các bạn ở cùng trang lứa có thể gây ra tâm lý ngại ngùng, dễ làm trẻ thiếu tự tin
Có nên điều trị dậy thì sớm cho con?
Mục tiêu điều trị là:
- Làm ngừng quá trình phát triển các đặc tính sinh dục đang diễn ra
- Làm chậm quá trình phát triển nhanh của xương từ đó có thể hạn chế ảnh hưởng đến của bệnh lý dậy thì sớm lên quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, có hai cách tiếp cận có thể điều trị:
- Điều trị theo nguyên nhân cơ bản hoặc bệnh
- Ức chế sự bài tiết hormone giới tính bằng thuốc để ngăn chặn sự phát triển giới tính
Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, các bé có dấu hiệu dậy thì sớm sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội tiết Nhi.
Với hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ có thể đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của bé dựa trên kết quả xét nghiệm máu, kết quả chụp X-quang một trong hai bàn tay và cổ tay của con.
Tùy thuộc vào những kết quả này, có thể có những chỉ định chụp CT, siêu âm hoặc xét nghiệm hình ảnh khác về não hoặc bụng của con để bác sĩ đưa ra lộ trình điều trị hiệu quả nhất, hỗ trợ con phát triển tối đa chiều cao khi trưởng thành.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch khám các bác sĩ chuyên khoa Nhi của HFH, vui lòng liên hệ qua HOTLINE 024.35771100, INBOX Fanpage “Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội” hoặc Zalo OA zalo.me/2008009049335817955.