News - T3, 12/29/2020 - 11:39
Thiếu máu do thiếu sắt
Lần cập nhật cuối 03/17/2021 - 10:56
Chức năng của sắt trong cơ thể là gì?
Sắt rất quan trọng cho nhiều quá trình sinh lý của cơ thể, đặc biệt là trong quá trình vận chuyển ô-xy. Đó là chất cấu thành huyết sắc tố, chính huyết sắc tố này cấu tạo thành hồng cầu - hồng cầu được sản sinh trong tủy xương. Huyết sắc tố chiểm 70% lượng sắt trong cơ thể, 20% trong các tế bào cơ, đặc biệt trong myoglobine.
Trong máu, sắt được gắn kết với một protein vận chuyển: transferrine hoặc sidérophiline và sidéophiline sẽ phân phối sắt cho các tế bào.
Sắt không được sử dụng sẽ được dự trữ dưới dạng liên kết với ferritine. Nơi dự trữ chính là gan và các đại thực bào. Sắt dự trữ có thể được sử dụng khi nhu cầu sắt của cơ thể lên cao như trẻ đang phát triển, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Vì sắt có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu nên bất thường về chuyển hóa sắt sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt (tức là lượng huyết sắc tố dưới mức bình thường: bình thường là 13g/dl ở nam, 12g/dl ở nữ và 11g/dl ở phụ nữ mang thai).
Sắt từ đâu đến?
- Thực phẩm
- Quá trình chuyển hóa hồng cầu
Sắt từ thức ăn phải được hấp thu bởi cơ thể. Quá trình hấp thu này diễn ra ở ruột non và đặc biệt là ở tá tràng.
Tại sao lại thiếu sắt?
Thông thường ở những người có sức khỏe tốt, luôn có sự cân bằng giữa cung cấp và tiêu thụ. Sự cân bằng này có thể mất đi do nhiều lý do: hoặc do thiếu cung cấp, hoặc do giảm hấp thụ, tăng tiêu thụ, hoặc do tăng nhu cầu (tăng trưởng, mang thai).
Mất sắt có thể do:
- Mất máu sinh lý: mất theo phân, bong tế bào, hành kinh ở phụ nữ.
- Liên quan hoặc không liên quan đến mất máu do bệnh lý : chảy máu tiêu hóa, phụ khoa.
Xác định thiếu sắt bằng cách xét nghiệm máu các chất chỉ điểm chuyển hóa sắt.
Dấu hiệu lâm sàng của thiếu máu là gì?
Các dấu hiệu thường khác nhau. Thiếu máu có thể được biểu hiện qua: mệt mỏi, thở dốc, xanh xao, choáng váng, hồi hộp, rụng tóc…
Cách duy nhất để chẩn đoán thiếu máu là làm xét nghiệm máu để xem lượng huyết sắc tố trong cơ thể.
Điều trị thiếu máu do thiếu sắt nhẹ như thế nào?
Bác sĩ của bạn sẽ kê thuốc sắt qua đường uống từ 3-6 tháng. Đồng thời cần điều trị tận gốc nguyên nhân thiếu máu, thí dụ làm ngừng chảy máu đâu đó.
Lượng sắt trung bình cần thiết hàng ngày là bao nhiêu?
Nhu cầu này thay đổi theo độ tuổi, giới tính, phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ cho con bú
(Tec & Doc Lavoisier 2000)
Độ tuổi |
Nhu cầu khuyến cáo (mg/ngày) |
|
Trẻ sơ sinh |
7 |
|
Trẻ em |
1-9 tuổi |
7 |
10-12 tuổi |
8 |
|
Trẻ vị thành viên (13-19 tuổi) |
Trai |
12 |
gái |
14 |
|
Người lớn |
Đàn ông |
9 |
Phụ nữ trong chu kỳ kinh |
16 |
|
Phụ nữ mang thai |
25 - 35 |
|
Phụ nữ cho con bú |
20 |
|
Phụ nữ mãn kinh |
9 |
Những thực phẩm nào nhiều sắt?
Những thực phẩm nhiều sắt như dồi, gan, và thịt đỏ. Chúng ta phải biết rằng lượng sắt chúng ta ăn vào chỉ được hấp thụ một phần. Điều này phụ thuộc một phần vào khả năng hấp phụ sinh học của chúng. Người ta phân biệt:
- Sắt “hem”, có trong huyết sắc tố và myoglobine của các sản phẩm từ thịt. Sắt “hem” có khả năng hấp thụ cao (từ 20 đến 30%).
- Sắt không “hem” có trong ngũ cốc, rau khô, hoa quả, rau và các chế phẩm từ sữa. Sự hấp thụ loại sắt này rất thay đổi và phụ thuộc vào thành phần bữa ăn. Một vài yếu tố kích thích hoặc cản trở cơ chế hấp thụ sắt không “hem”. Tùy thuộc vào cơ chế hoạt động của những yếu tố này, việc hấp thu sắt từ bữa ăn có thể dao động từ 1 đến 20% với những cá nhân có lượng sắt có thể so sánh được. Thịt, cá, axít ascorbique (Vitamine C), kích thích việc hấp thụ sắt không “hem”. Ngược lại, Polyphenols trong đó có tanin, phytates và một số dạng proteins và nhiều loại thực phẩm có xơ cản trở việc hấp thu sắt không “hem”. Trong số các thực phẩm có chứa các chất gây ức chế mạnh việc hấp thụ sắt này có trà và cà phê.
Như vậy tùy vào thành phần của bữa ăn, người ta có thể coi hệ số hấp thụ sắt dao động từ 5% (đối với những bữa ăn đơn giản từ ngũ cốc hoặc rau củ, nghèo dinh dưỡng và vitamin C) đến 15 % (đối với những bữa ăn giàu dinh dưỡng và vitamin C)
Ciqual, Tec & Doc Lavoisier 2000
Thức ăn |
Lượng sắt mg/100 g thức ăn |
Từ động vật |
|
Dồi |
20-22 |
Gan gia cầm và cừu |
10-15 |
Gan béo, lòng đỏ trứng |
4-8 |
Cừu, bò, ngựa, ngan vịt |
2-4 |
Cá, hải sản, trứng luộc, ngỗng, bê, thịt lợn, giăm bông |
1-2 |
Từ thực vật |
|
Mầm lúa mì, hạt đào, đạu tương |
6-10 |
Đậu lăng ; đậu hà lan, đạu khô, rau binaa |
2-4 |
Bánh mì, đậu hà lan, đạu xanh |
1-2 |
Để được tư vấn và đặt hẹn tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, quý khách vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100, gửi câu hỏi về cho chúng tôi TẠI ĐÂY hoặc đặt hẹn trực tuyến TẠI ĐÂY.