Tin tức - T6, 02/22/2019 - 16:27
Ghi điện cơ
Lần cập nhật cuối 04/02/2019 - 10:02
(Ảnh minh họa)
Điện cơ là gì?
Ghi điện cơ là một kỹ thuật chuyên sâu dùng để chẩn đoán các bệnh về cơ và thần kinh ngoại biên. Những tế bào thần kinh này được gọi là tế bào thần kinh vận động dẫn truyền các tín hiệu điện tới vùng cơ, phản ứng với tín hiệu đó bằng cách co lại. Bản ghi điện cơ là sự phiên dịch các tín hiệu này thành biểu đồ và các giá trị bằng số mà bác sĩ nội thần kinh có thể đọc được. Các bác sĩ nội thần kinh dùng điện cơ để hỗ trợ việc thăm khám lâm sàng và coi nó là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán một số rối loạn của hệ thần kinh ngoại biên.
Đo điện cơ được thực hiện như thế nào?
Thăm dò điện cơ thường được chia làm 2 phần và mất khoảng 45 phút. Bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì trước khi làm. Phần thứ nhất là đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, bác sĩ dùng các điện cực gắn trực tiếp vào da (điện cực bề mặt) để đo biên độ và tần số của tín hiệu điện truyền dọc theo các dây thần kinh và vùng cơ. Phần thứ hai là ghi điện cơ bằng điện cực kim, bác sĩ sẽ cắm một kim điện cực nhỏ vào cơ để ghi lại hoạt động điện của cơ. Không phải bệnh nhân nào cũng cần ghi điện cơ bằng điện cực kim. Đây là thủ thuật ngoại trú không gây nguy hiểm, bạn có thể về nhà luôn sau khi làm thăm dò.
Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh
Để đo xung thần kinh và đo phản ứng cơ, một điện cực ghi lại các hoạt động này sẽ được gắn trên da của bạn, thường ở cánh tay và/ hoặc chân. Một điện cực khác sẽ được dùng để kích thích dây thần kinh. Điện cực kích thích sẽ sản sinh ra xung điện khiến bạn có cảm giác giật mạnh. Quá trình này có thể được làm lặp lại đối với một số dây thần kinh. Đo dẫn truyền thần kinh dùng để đo xung thần kinh dọc dây thần kinh và phản ứng của cơ với tín hiệu điện. Nếu có tổn thương thì biên độ các tín hiệu này sẽ chậm và/ hoặc tần số sóng điện cơ sẽ thấp hơn.
Ghi điện cơ bằng điện cực kim
Trong quá trình ghi điện cơ, hoạt động điện của cơ được đo lúc nghỉ ngơi và khi co cơ. Bác sĩ sẽ dùng các loại kim khác nhau, kích thước nhỏ hơn kim tiêm nên bạn sẽ cảm thấy ít đau hơn. Thăm dò này cần thiết để chẩn đoán đau thần kinh hông hay còn là đau thần kinh tọa hoặc đau dây thần kinh cổ cánh tay. Với những bệnh lý này, chỉ dùng kỹ thuật ghi điện cơ bằng điện cực kim mới có thể phát hiện ra vì đo tốc độ dẫn truyền thần kinh sẽ cho kết quả bình thường. Ngoài ra, kỹ thuật này là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tất cả các bệnh lý về cơ: bệnh cơ, viêm cơ hoặc loạn dưỡng cơ
Tại sao cần làm điện cơ?
Điện cơ được dùng để thăm dò hệ thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh ngoại biên là phần dây thần kinh nằm bên ngoài não và tủy sống (hệ thần kinh trung ương), bao gồm các dây thần kinh, đám rối thần kinh và rễ thần kinh. Bác sĩ có thể chỉ định làm điện cơ khi người bệnh có một số biểu hiện sau:
- cảm giác tê bì ở da
- yếu cơ
- Đau cơ hoặc chuột rút
- một số kiểu liệt tay hay chân
Với một số tình trạng, chỉ cần đo tốc độ dẫn truyền thần kinh là có thể đưa ra chẩn đoán. Kết quả ghi điện cơ bằng điện cực kim thường cần làm để chẩn đoán và loại trừ một số tình trạng sau:
- Rối loạn dây thần kinh bên ngoài tủy sống (hệ thần kinh ngoại biên), như hội chứng ống cổ tay hoặc bệnh lý dây thần kinh ngoại biên. Hội chứng ống cổ tay rất hay gặp ở người làm công việc tay chân, phụ nữ có thai và thường liên quan đến bệnh toàn thân như suy giáp trạng. Hội chứng ống cổ tay là do dây thần kinh ở giữa, dưới dây chằng ở cổ tay bị chèn ép (ống cổ tay). Nó có thể gây đau, tê bì hoặc cảm giác châm chích ở ngón cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa cũng như ngón đeo nhẫn bên gần ngón cái. Điện cơ giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra quyết định có cần điều trị phẫu thuật hay không.
- Các rối loạn ảnh hưởng đến thần kinh vận động ở não hoặc tủy sống như xơ cứng cột bên teo cơ hoặc bại liệt
- Chấn thương thần kinh. Sau tai nạn hoặc chấn thương, thực hiện đo điện cơ có thể xác định vị trí và mức độ tổn thương dây thần kinh, giúp bác sĩ đưa ra tiên lượng về thời gian hồi phục.
- Các rối loạn rễ thần kinh như thoát vị đĩa đệm cột sống, đau thần kinh tọa.
- Rối loạn cơ như loạn dưỡng cơ hay viêm đa cơ. Điện cơ cùng với sinh thiết cơ giúp các bác sĩ chẩn đoán tình trạng này.
- Các bệnh ảnh hưởng đến sự liên kết giữa thần kinh và cơ như bệnh nhược cơ
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên còn là một phần của bệnh hệ thống. Đái tháo đường, ngộ độc rượu, suy thận, thiếu vitamin B1… và một số loại thuốc như hóa trị điều trị ung thư có thể làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và gây viêm đa dây thần kinh. Các triệu chứng của bệnh bao gồm cảm giác yếu, tê và đau, thường ở tay và chân. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến các vùng khác của cơ thể.
Bác sĩ Christian BrossetBác sĩ Christian Brosset là bác sĩ chuyên khoa thần kinh đến từ Pháp. Bác sĩ từng là Trưởng khoa thần kinh tại Bệnh viện Quân Y Laveran, Mác-xây, Pháp. BS. Brosset chuyên sâu về điều trị tai biến mạch máu não như điều trị đột quỵ cấp và mãn tính. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị tiêu sợi huyết khối ở những bệnh nhân có cơn đột quỵ cấp. BS. Brosset có trình độ chuyên môn sâu về chẩn đoán và điều trị các bệnh lý thần kinh như:
Ngoài ra, Bác sĩ Brosset có chuyên sâu về chẩn đoán và điều trị các bệnh về hệ thần kinh ngoại biên và thực hiện các thử nghiệm sinh lý thần kinh như điện cơ đồ. ThS.BS. Đào Thị Bích HòaThạc sỹ Bác sỹ nội trú bệnh viện chuyên ngành thần kinh Đào Thị Bích Hòa có 30 năm kinh nghiệm chuyên môn, nguyên là Phó trưởng phòng điều trị Tai biến mạch máu não và Trưởng phòng Động kinh và Thần kinh trẻ em, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. ThS.BS. Đào Thị Bích Hòa tốt nghiệp bác sỹ y khoa năm 1984, tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện khóa XI chuyên ngành thần kinh và tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành nội thần kinh tại Trường Đại học Y Hà Nội. Bác sỹ nhận khám và điều trị các bệnh lý thần kinh như:
|
Để hẹn khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100 hoặc gửi câu hỏi về cho chúng tôi tại đây