Tin tức - T4, 01/03/2018 - 11:35
Da con bạn có bị ngứa và mẩn đỏ không? Đó có thể là viêm da cơ địa!
Lần cập nhật cuối 09/27/2024 - 17:17
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính và phổ biến nhất là chàm eczema.
Đây không phải là bệnh lây nhiễm. Bệnh thường bắt đầu từ khi còn nhỏ nhưng những người trưởng thành cũng có thể mắc.
Người ta không biết chính xác nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa. Xu hướng mắc bệnh thường do di truyền, hệ miễn dịch, các yếu tố môi trường cũng như sự xáo trộn của vi khuẩn tốt ở da và đường ruột. Bệnh có thể nặng hơn ở những người lạm dụng thuốc kháng sinh.
Viêm da cơ địa thường liên quan đến hen và dị ứng phấn hoa.
Bệnh ảnh hưởng tới 10 đến 20% trẻ em ở Châu Âu và Mỹ. Tỷ lệ trẻ bị ảnh hưởng tăng nhanh ở những nước đang phát triển, ở thành phố nhiều hơn các vùng nông thôn.
Viêm da cơ địa thường bị nhầm lẫn với viêm da dị ứng do tiếp xúc, phản ứng dị ứng với một chất hoặc một sản phẩm nào đó và biểu hiện như viêm da cơ địa. Trong một số trường hợp, trẻ có thể có cả hai loại bệnh này cùng một lúc.
Bạn nhận biết Viêm da cơ địa như thế nào?
Khi da của con bạn bị:
- Khô ráp và có vảy
- Rất ngứa
- Viêm
Da bị đỏ, có những loét rất nhỏ, chảy nước, nứt và có vảy.
Vùng da bị ảnh hưởng có thể là má, chỗ gấp ở cánh tay, đầu gối, sau tai nhưng cũng có thể ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, thường dưới 6 tháng tuổi và đôi khi ở cả người trưởng thành.
- Viêm da cơ địa là bệnh lâu dài. Triệu chứng có thể nặng lên ở giai đoạn nào đó, sau đó da cải thiện dần, đôi khi lành hẳn, giai đoạn này gọi là thuyên giảm.
- 50% triệu chứng của viêm da cơ địa tự mất đi khi trẻ khoảng 5 tuổi, nhưng da của trẻ luôn bị khô và dễ bị kích ứng.
Trẻ được điều trị như thế nào?
- Trước tiên bạn phải tránh cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố khiến bệnh trở lên nặng hơn.
Bệnh có thể trầm trọng hơn do:
- Các chất gây kích ứng như thuốc tẩy, chất khử trùng, tắm nóng hoặc xà phòng có chất mạnh.
- Len và sợi tổng hợp
- Nhiệt độ:
- Vào mùa hè, mồ hôi gây ngứa ngáy
- Vào mùa đông thời tiết lạnh gây khô da
- Bội nhiễm:
- Vi khuẩn, vi-rút, nấm (chốc lở, herpes…)
- Tác nhân gây dị ứng:
Phấn hoa, ve bụi nhà, vảy lông của gia xúc và mốc.
- Căng thẳng
- Hóc-môn
- Quan trọng nhất là bạn phải chăm sóc da của trẻ.
Bảo vệ và giữ ẩm da hàng ngày:
- Tắm bằng nước ấm và sử dụng xà phòng không có chất tẩy
- Giữ ẩm da bằng kem dưỡng da ngay sau khi tắm xong
- Không để móng tay dài
- Mặc quần áo thoáng bằng vải bông mềm
- Nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn các loại thức ăn khác một cách từ từ.
- Giữ cho trẻ luôn mát mẻ
- Gần đây người ta thấy rằng sử dụng probiotics (lactobacillus…) có trong sữa chua lợi khuẩn giúp tránh làm bệnh bộc phát một cách hiệu quả.
- Trong trường hợp bệnh bộc phát, bác sĩ có thể kê những loại thuốc sau:
- Thuốc kháng histamin nếu ngứa nhiều.
- Kem hoặc thuốc bôi chứa corticoid.
- Thuốc bôi hoặc chế phẩm điều biến miễn dịch theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Chiếu tia UV A hoặc B, chỉ dành cho người trưởng thành.
- Nếu viêm da nặng và chỉ sử dụng khi có chỉ dẫn của bác sĩ
- Thuốc ức chế miễn dịch
- Chế phẩm sinh học
Nhìn chung viêm da cơ địa là bệnh lâu dài. Bệnh thường gây khó chịu cho trẻ và có thể được quản lý tốt với sự hợp tác của trẻ, gia đình và bác sĩ điều trị.
Và đừng quên một điều rất đơn giản là giữ ẩm da hàng ngày và tránh các tác nhân dị ứng sẽ giúp trẻ vượt qua bệnh này một các dễ dàng.
BS. Nelly Gerard là chuyên gia người Pháp về các bệnh lý về da liễu và hoa liễu. Bác sĩ Nelly cùng đội ngũ bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội mang đến cho người bệnh dịch vụ khám và điều trị bệnh chất lượng cao.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100 hoặc gửi câu hỏi tại đây