News - T4, 12/20/2023 - 09:56
CÁC BỆNH LÝ VỀ MẠCH MÁU - SÁT THỦ “THẦM LẶNG”
Lần cập nhật cuối 12/20/2023 - 10:00
Thống kê cho thấy, những năm gần đây các bệnh lý mạch máu ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Trong số đó, các bệnh về mạch máu như phình động mạch chủ, hẹp động mạch cảnh... được ví như “sát thủ thầm lặng” đối với sức khỏe con người.
Bệnh động mạch cảnh là một trong những bệnh lý liên quan đến mạch máu thường gặp nhất, đặc biệt có nguy cơ cao hơn ở người lớn tuổi. Thống kê có khoảng 10% trường hợp bệnh xuất hiện ở bệnh nhân trên 80 tuổi, khoảng 1% ở bệnh nhân trên 50 tuổi. Nếu không được can thiệp xử trí kịp thời, hẹp động mạch cảnh do xơ vữa động mạch có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ hoặc để lại những di chứng thần kinh, vận động và ngôn ngữ…
Phình động mạch chủ là bệnh lý thường gặp ở bệnh nhân có thói quen hút thuốc lá thường xuyên, bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường), bệnh nhân tăng huyết áp. Khi không được can thiệp kịp thời, phình động mạch chủ gây vỡ tại vị trí phình, bệnh nhân bị đe dọa đến tính mạch do tình trạng mất máu cấp.
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng máu tĩnh mạch không theo đường chảy bình thường mà chảy ngược lại, gây ứ trệ hệ tuần hoàn máu tĩnh mạch, tăng áp lực lên tĩnh mạch. Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, vận động khó khăn, và có thể gây ra biến chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, loét chân, phù mạch bạch huyết thứ phát…
Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng một phần hoặc toàn bộ chi dưới không được cung cấp đủ máu để đáp ứng cho các hoạt động sinh lý. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó thường gặp nhất là do xơ vữa động mạch. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Nếu điều trị chậm trễ, việc điều trị nội khoa, ngoại khoa và phục hồi chức năng sau điều trị gặp nhiều khó khăn, người bệnh có nguy cơ tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tắc hoặc hẹp các động mạch chân ở bệnh nhân đái tháo đường: Theo thống kê, khoảng 20% số bệnh nhân đái tháo đường gặp tình trạng này làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Điều đó khiến tình trạng nhiễm trùng kéo dài, khó điều trị và vết lở loét lâu lành. Trong trường hợp tắc hoàn toàn động mạch, bàn chân và các ngón chân của bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử toàn bộ.
Theo BS. Alain Patrice Lebon - bác sĩ người Pháp với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tim mạch & Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội cho biết: “Các bệnh lý mạch máu thường tiến triển âm thầm với các triệu chứng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Theo thống kê, 70-80% trường hợp chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng, dọa vỡ hoặc đã vỡ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người trên 60 tuổi, người trẻ có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý bệnh tim mạch như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid… nên thực hiện tầm soát các bệnh lý mạch máu định kỳ để có điều trị kịp thời.”
Tìm hiểu thêm về gói sàng lọc Bệnh Lý Tim Mạch tại HFH tại: https://www.hfh.com.vn/vi/400/chuong-trinh-kiem-tra-tim-mach.html hoặc vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100, INBOX Fanpage “Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội”, hoặc Zalo OA zalo.me/2008009049335817955