Knowledge - T6, 12/06/2024 - 10:26
ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ - GIẢM NGUY CƠ ĐỘT QUỴ, SUY TIM
Lần cập nhật cuối 12/06/2024 - 10:28
Theo nhiều thống kê, rung nhĩ làm tăng 5 lần nguy cơ đột quỵ, suy tim tăng gấp ba lần và tử vong tăng ba lần.
Rung nhĩ gây ra tình trạng các cơ ở tâm nhĩ co bóp nhanh và không đều, khiến cho toàn bộ tâm nhĩ không co bóp một cách nhịp nhàng, hiệu quả, hay còn gọi là mất nhịp nhĩ.
Rung nhĩ có thể gây ra các biến chứng:
- Thứ nhất, dòng máu qua tâm nhĩ không thông suốt, máu bị luẩn quẩn, gây ra các cục máu đông. Theo thời gian, các cục máu động này sẽ to ra và sẽ đi các nơi gây đột quỵ hoặc tắc mạch
- Thứ hai, các kích thích liên tục từ cơ tâm nhĩ khiến nhịp tâm thất nhanh lên, tức là nhịp tim tăng cao, gây suy tim.
- Thứ ba, theo thời gian, rung nhĩ kéo theo các thay đổi ở cơ tâm nhĩ dẫn đến những rối loạn nhịp tim khác trầm trọng hơn.
- Cuối cùng, rung tâm nhĩ và các biến chứng của nó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong gấp 3 lần.
Các triệu chứng ban đầu của rung nhĩ có thể bao gồm:
- Đánh trống ngực khó chịu hoặc nhịp tim không đều
- Khó chịu ở ngực nhẹ (cảm giác tức ngực) hoặc đau
- Cảm giác tim đập rộn ràng
- Choáng váng
- Khó thở nhẹ và mệt mỏi, đặc biệt khi tập thể dục
Một số người có các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Khó thở
- Khó thở khi tập thể dục hoặc gắng sức
- Ngất xỉu hoặc gần ngất xỉu do lưu lượng máu lên não giảm
- Đau ngực
- Mệt mỏi trầm trọng
Tuy nhiên theo bác sĩ Alain Lebon, chuyên gia người Pháp với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Rối loạn nhịp tim tại bệnh viện Việt Pháp Hà Nội: “Với các biểu hiện như trên, bệnh nhân rất dễ nhầm với triệu chứng của bệnh khác. Rung nhĩ có thể được chẩn đoán sớm qua KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ.”
Tại bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH), với trang thiết bị hiện đại, chuyên gia có thể phát hiện nguy cơ rung nhĩ cho bệnh nhân chỉ với 1 lần đọc kết quả điện tâm đồ.
Trên kết quả điện tâm đồ sẽ có sóng khử cực của tâm nhĩ là sóng P. Với bệnh nhân rung nhĩ sẽ mất sóng P mà thay vào đó là những sóng nhỏ lăn tăn giữa các nhịp đập của tâm thất, nhịp đó có thể lên rất cao.
Bệnh nhân sau khi phát hiện nguy cơ rung nhĩ tại HFH sẽ được đưa ra lộ trình điều trị với sự phối hợp liên chuyên khoa để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch khám với BS. Alain Lebon cũng như các bác sĩ chuyên khoa khác của HFH, vui lòng liên hệ qua HOTLINE 024.35771100, INBOX Fanpage “Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội” hoặc Zalo OA zalo.me/2008009049335817955