Đột quỵ đã và đang trở thành bệnh «thời sự» trong thời gian gần đây. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, đột quy là nguyên nhân thứ ba gây tử vong, đứng sau bệnh tim mạch và ung thư (chiếm khoảng 13-15%) và là nguyên nhân hàng đầu về gây tàn phế ở người trưởng thành.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ, thường được gọi là “tai biến mạch máu não”, xảy ra khi một số tế bào não chết đột ngột do thiếu ô xy khi máu lên não bị mất đi do tắc nghẽn (nhồi máu não) hoặc vỡ động mạch (xuất huyết não).
Đột quỵ nhồi máu não thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng như rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người, chóng mặt mà nguyên nhân chính là do xơ vữa ở những động mạch lớn bên trong và bên ngoài hộp sọ gây ra (bệnh van tim, loạn nhịp tim)
Đột quỵ xuất huyết não thường do tăng huyết áp làm vỡ các vi mạch.
Có hai loại đột quỵ chính: đột quỵ do thiếu máu cục bộ, gây ra do tắc nghẽn mạch máu trong não và đột quỵ do xuất huyết, gây ra do chảy máu trong não hoặc khu vực xung quanh.
Trong cơn đột quỵ, một hoặc nhiều vùng não có thể bị tổn thương. Tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng, một người có thể mất khả năng cử động một bên cơ thể, khả năng nói, khả năng nhìn bình thường hoặc các biến chứng như:
- Khó ăn uống, làm tăng nguy cơ viêm phổi, suy dinh dưỡng
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Chảy máu trong đường tiêu hóa
- Lở loét do tỳ đè
- Ngã
- Trầm cảm
Ở những nước công nghiệp hóa Phương Tây, mỗi năm cứ 100.000 người có 100-300 người bị đột quỵ. Tại các nước phát triển, đột quỵ do nhồi máu não chiếm 87% trong tất cả các loại đột quỵ. Tai Việt Nam, tỷ lệ người bị nhồi máu não và xuất huyết não tương đương nhau, điều đó chỉ ra rằng việc kiểm soát tăng huyết áp và phòng đột quỵ chưa được thực hiện tối ưu.
Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, kiểm soát tốt tăng huyết áp có vai trò quan trọng, giúp giảm thiểu những rủi ro của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị, giúp việc phòng ngừa đột quỵ được tốt hơn.
Đột quỵ nghiêm trọng nhưng có thể ngăn ngừa
Gần đây, bệnh viện Việt Pháp Hà nội đưa ra chương trình tầm soát đột quỵ với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa về tim mạch và nội thần kinh, hệ thống trang thiết bị hiện đại gồm máy điện tâm đồ, cộng hưởng từ 1.5 Tesla, máy siêu âm tim thế hệ mới là địa chỉ tin cậy để người bệnh chọn lựa cho các dịch vụ sàng lọc và điều trị đột quỵ.
Theo bác sĩ Sabrina Stefanizzi Debuc, bác sĩ thần kinh tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, việc ngăn ngừa đột quỵ có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh này và giảm nguy cơ một người sẽ bị đột quỵ lần nữa. Các giải pháp phòng ngừa bao gồm:
- Thuốc – Nhiều loại thuốc khác nhau giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ lần nữa. Chúng bao gồm các loại thuốc để kiểm soát huyết áp cao, giảm cholesterol và ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Tùy từng trường hợp sẽ cần sự kết hợp các loại thuốc khác nhau, tùy thuộc vào sức khỏe và tiền sử bệnh của bệnh nhân.
- Tái thông động mạch cảnh
- Thay đổi lối sống – Ngoài việc điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống cũng là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa một cơn đột quỵ khác. Điều quan trọng nhất bao gồm:
- Bỏ hút thuốc, tránh hoặc cắt giảm rượu
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Nhiều chuyên gia khuyên bạn nên tuân theo chế độ ăn kiêng "Địa Trung Hải" nhiều trái cây, rau, cá và các sản phẩm từ sữa ít béo, ít thịt đỏ, đồ ngọt và ngũ cốc tinh chế.
- Hạn chế lượng natri (muối) trong chế độ ăn vì điều này có thể giúp kiểm soát huyết áp.
- Tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng; ngay cả hoạt động vừa phải như đi bộ nhanh cũng rất tốt cho sức khỏe.
- Ngoài việc cải thiện sức khỏe tổng thể, ăn một chế độ ăn uống cân bằng và hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm cân ở những người thừa cân. Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh có thể giúp điều trị cả bệnh cao huyết áp và cholesterol cao, cả hai đều làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Trong năm 2024, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội đã tổ chức hội thảo đột quỵ được sự hưởng ứng của đông đảo bệnh nhân, khách hàng. Xem thêm tại đây.
Đột quỵ và công thức Befast
Đột quỵ não là tình huống nguy hiểm trong y khoa cần được cấp cứu khẩn cấp. Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ 2 nhưng là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu trên thế giới.
Theo bác sĩ Sabrina Stefanizzi Debuc, bác sĩ người Pháp với gần 20 năm năm kinh nghiệm trong chuyên khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội: “Hãy ghi nhớ quy tắc BE-FAST. Đây là một phương pháp đơn giản và dễ nhớ giúp bạn nhận diện triệu chứng đột quỵ và ứng phó kịp thời.”
- B (BALANCE=THĂNG BẰNG): Diễn tả triệu chứng khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.
- E (EYESIGHT=THỊ LỰC): Thể hiện bệnh nhân bị mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 hoặc cả 2 mắt.
- F (FACE= MẶT): Sự biến đổi khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung lệch, thể hiện rõ khi bệnh nhân cười hay mở miệng lớn.
- A (ARM=TAY): Bệnh nhân khó hoặc không thể cử động tay chân, tê hoặc yếu liệt 1 bên cơ thể.
- S (SPEECH=GIỌNG NÓI): Bệnh nhân khó nói, nói đớ, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người nghi ngờ bị đột quỵ lặp lại một câu đơn giản bạn vừa nói.
- T (TIME=THỜI GIAN): Khi xuất hiện đột ngột các triệu chứng trên hãy nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân trung tâm cấp cứu đột quỵ để được điều trị kịp thời.
Bác sĩ Sabrina nhấn mạnh: Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ, kể cả khi triệu chứng đã xuất hiện và hết hoàn toàn.
Việc điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ tối ưu nhất khả năng phục hồi cho bệnh nhân.
Gói khám tầm soát đột quỵ
-
Khám tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Tim mạch
-
Khám tư vấn với bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh
- Xét nghiệm máu:
- Công thức máu toàn phần
- Mỡ máu toàn phần
- Acid uric
- Đường huyết lúc đói
- Xét nghiệm chuyên sâu về tiểu đường
- Chẩn đoán hình ảnh
- Điện tâm đồ
- Siêu âm tim
- Siêu âm mạch cảnh
- Chụp cộng hưởng từ sọ não và động mạch não
Giá trọn gói: 9.300.000đ
Các yếu tố nguy cơ đột quỵ:
-
Trong gia đình có người từng bị đột quỵ
-
Tăng huyết áp
-
Bệnh tim mạch
-
Hút thuốc lá
-
Thường xuyên uống rượu
-
Mỡ máu cao
-
Đái tháo đường
-
Béo phì
-
Ít vận động
-
Sử dụng chất gây nghiện
Những ai nên làm sàng lọc đột quỵ?
-
Người trên 55 tuổi có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ
-
Người trên 45 tuổi có 2 yếu tố nguy cơ
Lưu ý:
Xin vui lòng không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trừ nước lọc trong khoảng thời gian 6 giờ trước khi thực hiện tầm soát.