Tuyến giáp có thể khiến bạn gặp phiền toái?

Tuyến giáp nằm ở vùng phía trước cổ, ngay dưới họng và sản xuất ra hai loại hóc môn gọi là T3 và T4. Hai loại hóc môn này có thể gây nhiều bệnh lý tuyến giáp, trong đó có hai loại bệnh rất phổ biến.

Bướu nhân tuyến giáp

Bướu nhân (hạch ở tuyến giáp còn được gọi là “bướu nhân”) đôi khi là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm, chẳng hạn như ung thư, mặc dù hầu hết các trường hợp có thể lành tính (không phải ung thư) hay liên quan đến nhiễm trùng. Bướu nhân có thể do người bệnh phát hiện ra do nó có thể nhìn thấy hoặc do bác sĩ phát hiện khi thăm khám. Tình trạng này cũng có thể được bác sĩ chẩn đoán qua siêu âm tuyến giáp vào buổi khám sức khỏe định kỳ (siêu âm có thể giúp phát hiện những bướu nhân rất nhỏ, thậm chí nhỏ hơn 5mm). Bạn cũng không nên lo lắng vì chỉ có khoảng 5% trường hợp là ung thư. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải thăm khám với bác sĩ để làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán và xác định được bản chất của bướu nhân, từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ yêu cầu bạn làm siêu âm tuyến giáp định kỳ để theo dõi kết hợp với kiểm soát nồng độ hóc môn tuyến giáp. Nếu nghi ngờ về tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ cùng bạn thảo luận về các lựa chọn điều trị phù hợp.

Bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu bạn làm những xét nghiệm gì?

  • Xét nghiệm máu đơn giản để xác định nồng độ hóc môn tuyến giáp TSH, T4 và kiểm tra dấu hiệu ung thư tuyến giáp (ung thư tuyến giáp thể tủy, dù trường hợp này rất hiếm khi xảy ra).
  • Siêu âm tuyến giáp cho phép quan sát hình ảnh chi tiết các mô bên trong và xung quanh tuyến giáp.
  • Trong trường hợp nghi ngờ ung thư, bác sĩ của bạn có thể chỉ định chọc dò sinh thiết. Trong quá trình chọc dò, người ta dùng một kim rất mỏng đưa vào bướu nhân dưới hướng dẫn của siêu âm để lấy mẫu tế bào đem đi phân tích mô học. Do thủ thuật chọc dò sinh thiết chỉ gây đau nhẹ như lấy máu xét nghiệm (lấy máu tĩnh mạch), nên người bệnh thường không cần phải gây tê tại chỗ. Mặc dù không đau, và nếu có thì chỉ là cảm giác hơi khó chịu một chút.

Nếu bác sĩ khuyên bạn nên loại bỏ các bướu nhân, hiện nay có nhiều kỹ thuật thực hiện. Quan trọng là chẩn đoán càng sớm càng tốt, vì nếu được chẩn đoán sớm thì khả năng phục hồi đối với ung thư tuyến giáp gần như là 100%.

Phẫu thuật có thể là cắt bán phần hoặc toàn bộ tuyến giáp tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Thủ thuật thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân với vết rạch nhỏ ở cổ, khó thấy bằng mắt thường và bệnh nhân cần lưu viện trong vài ngày.

Sau phẫu thuật và tùy thuộc vào loại phẫu thuật, bạn sẽ cần phải dùng thuốc để duy trì hóc môn tuyến giáp.

Bệnh cường giáp

Đây là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng tuyến giáp sản sinh quá nhiều hóc môn T4, khi được phóng thích vào máu với số lượng nhiều, hóc môn này sẽ trở nên độc hại cho cơ thể. Triệu chứng điển hình của tình trạng này bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Cảm thấy nóng nực
  • Đổ mồ hôi và khát nước vào ban đêm
  • Huyết áp tăng có thể khiến người bệnh đau đầu và nhìn mờ
  • Mắt bị lồi

Nguyên nhân gây cường giáp là gì?

  • Bướu giáp độc (có thể điều trị bằng cắt bán phần tuyến giáp)
  • Bệnh basedow, ảnh hưởng đến toàn bộ tuyến giáp: Chỉ định điều trị cho tình trạng này là điều trị nội khoa, có nghĩa là bạn sẽ phải dùng thuốc để kiểm soát hoạt động của tuyến giáp. Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại, các bác sĩ sẽ tính đến phương pháp phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp hoặc điều trị bằng chất phóng xạ iode.

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, chúng tôi giới thiệu gói khám tầm soát bệnh tuyến giáp:

  • Khám tư vấn với bác sĩ nội tiết
  • Siêu âm tuyến giáp
  • Xét nghiệm máu: TSH, FT4, TG, Anti TG

Giá trọn gói: 3.500.000đ

Tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, các bác sĩ nội tiết phối hợp cùng các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng và Phẫu thuật vùng cổ mang lại dịch vụ thăm khám, chẩn đoán, điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật bệnh về nội tiết.

Tầm soát bệnh lý tuyến giáp được khuyến cáo cho các đối tượng sau:

  • Nữ giới từ 30 đến 50 tuổi
  • Những người cảm thấy mệt mỏi và sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Những người có tiền sử gia đình bị bướu cổ hoặc sống ở nơi có nhiều người bị bướu cổ.
  • Những người được chẩn đoán bị bệnh tuyến giáp như bướu tuyến giáp, basedow, viêm tuyến giáp Hashimoto, etc.
  • Những người phơi nhiễm phóng xạ

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc về phòng và điều trị bệnh Tai Mũi Họng và tuyến giáp, vui lòng liên hệ theo số: (84-24) 3577 1100 hoặc nhấp chuột tại đây.