Gửi yêu cầu cho chúng tôi/ Send us an Inquiry
 
 
 

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là tình trạng rối loạn chuyển hóa carbonhydrate làm suy giảm quá trình chuyển thức ăn thành năng lượng phục vụ cơ thể. Hầu hết các loại thực phẩm quý khách ăn vào đều được tiêu hóa, trong đó một phần thức ăn sẽ chuyển thành đường và được hấp thụ vào máu. Insulin tiết ra từ tuyến tụy của bạn sẽ giúp lượng đường trong máu chuyển thành năng lương nuôi các tế bào của cơ thể. Bệnh tiểu đường xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn trở nên quá cao. Nguyên nhân là do cơ thể quý khách không sản xuất đủ insulin hoặc insulin trong cơ thể hoạt động không hiệu quả.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy rất đói - mặc dù bạn ăn uống đầy đủ và thậm chí có thể đang giảm cân.
  • Mệt mỏi quá mức và không thường xuyên
  • Có lượng đường trong máu lúc đói hơn 100 mg / dl (5.6 mmol/l)

Hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ nếu quý khách có bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Nếu được xác nhận là bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ khuyên quý khách nên thực hiện những thay đổi hữu ích như duy trì chế độ ăn uống cân bằng, được hướng dẫn và hỗ trợ để tự kiểm soát bệnh tiểu đường, điều trị kịp thời, tập thể dục thường xuyên, v.v. Đây là cách giúp quý khách duy trì một lối sống lành mạnh và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng về lâu dài.

Duy trì một sức khỏe tốt là điều cần thiết đối với mọi người, nhưng nếu quý khách bị bệnh tiểu đường, trọng lượng dư thừa có thể khiến quý khách khó kiểm soát lượng đường trong máu và có thể làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng.

Chế độ ăn kiêng dành cho người bị tiểu đường không cần phải phức tạp và quý khách không cần phải từ bỏ tuyệt đối tất cả các món ăn yêu thích của mình. Các loại thực phẩm quý khách ăn sẽ ảnh hưởng đáng kể trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, quý khách nhận thấy sức khỏe mình ra sao, cũng như năng lượng mà quý khách có. Quý khách cần ăn và uống bao nhiêu tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động và mục tiêu bạn đang hướng tới. Nhưng không có thực phẩm nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể bạn cần.

Dưới đây là những nguyên tắc chung của chế độ ăn cho người bị tiểu đường:

Quý khách nên tránh hoặc hạn chế:

  • Đồ ngọt, chẳng hạn như đường, mứt, kẹo, trái cây ngọt, trái cây sấy khô với bất kỳ thực phẩm nào có thêm đường (đặc biệt là đường nguyên chất, thực phẩm đã qua chế biến), v.v.
  • Đồ uống có thêm đường, chẳng hạn như nước ngọt, nước tăng lực, v.v.
  • Natri, thức ăn có nhiều muối
  • Chất béo bão hòa, thực phẩm chuyển hóa chất béo và thực phẩm chiên
  • Bạn nên ăn 2 bát cơm trong mỗi bữa ăn chính
  • Không ăn quá no: bạn nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn. Ví dụ, bạn không nên ăn tráng miệng ngay sau khi ăn chính mà phải đợi đến giữa buổi sáng hoặc buổi chiều, chẳng hạn như 10h sáng hoặc 3-4h chiều.

Quý khách nên ăn:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, trái cây tươi, v.v.
  • Vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B
  • Carbohydrate lành mạnh: ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo. Tuy nhiên, bạn nên dùng sữa không đường hoặc ít đường, ít béo (khoảng 200 ml / ngày).
  • Ưu tiên thực phẩm luộc và hấp
  • Không bỏ bữa.
  • Nếu quý khách đang được điều trị bằng insulin tác dụng chậm, quý khách có thể bị hạ đường huyết trong đêm; do đó, quý khách nên ăn một chút đồ ăn nhẹ trước khi đi ngủ.

Không chỉ vậy, việc tập luyện thể dục giúp quý khách chống lại bệnh tật. Các bài tập phù hợp sẽ mang lại tác động tốt cho tim mạch, dễ dàng để kiểm soát đường máu. Nếu không bị hạn chế di chuyển do tăng huyết áp, phù nề, bệnh mạch vành, … thì bạn có thể chọn đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, … mỗi tuần ít nhật 4-5 tiếng, 30 phút mỗi lần tập. Quý khách nên tránh các hoạt động đòi hỏi cường độ và sức chịu đựng.

Việc theo dõi sức khỏe thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh thăm khám với bác sĩ nội tiết, quý khách nên kiểm tra mắt với bác sĩ chuyên khoa mắt hàng năm, theo dõi và kiểm soát huyết áp của mình.

GÓI KHÁM SÀNG LỌC VÀ THEO DÕI TIỂU ĐƯỜNG

Quyền lợi

 

Chi tiết

 

Số lần/năm

 

Khám lâm sàng với Bác sỹ Nội tiết

 

  • Đo chỉ số khối cơ thể
  • Kiểm tra huyết áp
  • Kiểm tra chân
  • Tư vấn theo dõi, kiểm soát tiểu đường

 (4 times)

Khám với Bác sỹ chuyên khoa Mắt

 

  • Kiểm tra thị lực
  • Soi đáy mắt

1

Khám chuyên khoa tim mạch

  • Nghe tim và mạch cảnh, kiểm tra các mạch ngoại vi
  • Điện tâm đồ

1  

Xét nghiệm

  • Đường huyết lúc đói

4

  • Xét nghiệm chuyên sâu tiểu đường (HBA1c)

4

  • Đánh giá mỡ máu toàn phần (Total Cholesterol, HDL-Cholesterol, LDL-Cholesterol, Tryglicerides)

1

  • Tổng phân tích nước tiểu (nếu Bác sỹ chỉ định)

Max. 4

  • Albumin trong nước tiểu

1

  • Men gan, tình trạng viêm gan: ALT

1

  • Chức năng thận: Creatinine

1

Báo giá trọn gói

 

8.700.000

Lưu ý:

  • Xét nghiệm máu:  Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Vì vậy thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buối sáng.
  • Khi làm xét nghiệm nước tiếu: Cần vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ với nước máy, đi một chút nước tiểu, sau đó mới lấy phần nước tiểu giữa dòng vào ống đựng vô khuẩn và gửi đi làm xét nghiệm.

Để biết thêm chi tiết về Gói theo dõi bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100 hoặc gửi thông tin về chúng tôi theo mẫu dưới đây: