Knowledge - T5, 12/05/2024 - 11:13
Phẫu thuật cắt đại tràng
Lần cập nhật cuối 12/05/2024 - 11:15
HÌNH ẢNH GIẢI PHẪU
Đại tràng là phần ruột lớn ở đoạn cuối của đường tiêu hóa nối tiếp với ruột non. Đại tràng bao gồm 3 phần: Đại tràng lên ở phía bên phải tiếp theo là đại tràng ngang và đại tràng xuống ở phía bên trái rồi đổ vào đại tràng sigma, đại tràng sigma tiếp nối với phần cuối cùng của đường tiêu hóa gọi là trực tràng.
MỤC ĐÍCH CỦA PHẪU THUẬT:
Phẫu thuật đại tràng nhằm để điều trị các bệnh lành tính ở đại tràng (Polypes, viêm túi thừa đại tràng Sigma…) hoặc các bệnh ác tính(ung thư).
Những nguy cơ phẫu thuật liên quan đến các chất cặn bã nhiễm khuẩn ở trong đại tràng(Phân), và liên quan đến mức độ rối loạn vận mạch, có thể dẫn đến phẫu thuật lớn hơn dự kiến. Người ta chia ra làm nhiều loại cắt đại tràng khác nhau: cắt đại tràng phải, đại tràng trái, đại tràng sigma, đại tràng ngang, và đôi khi là cắt toàn bộ đại tràng tùy thuộc vào tổn thương cần lấy bỏ. Việc khôi phục lưu thông tiêu hóa, gọi là miệng nối, có thể được thực hiện nối tay hoặc nối máy cơ học. Miệng nối được mang tên của các phần của đường ống tiêu hóa với nhau.: miệng nối hồi- đại tràng, đại- đại tràng hoặc đại -trực tràng. Việc làm hậu môn nhân tạo tạm thời : (Hồi tràng hoặc đại tràng) đôi khi là cần thiết nhất là trong trường hợp phẫu thuật cấp cứu (tắc ruột, hoặc viêm phúc mạc do thủng ruột) hoặc khi miệng nối có nguy cơ dò cao.
PHẪU THUẬT TIẾN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
Phẫu thuật này được thực hiện hoặc qua đường nội soi hoặc mổ mở. Phẫu thuật nội soi là một kĩ thuật cho phép thực hiện một phẫu thuật ở trong khoang bụng mà không cần đường rạch lớn. Kĩ thuật này có ưu điểm là hạn chế sẹo, giảm đau sau phẫu thuật và cho phép quá trình phục hồi nhanh hơn mổ mở. Cuộc mổ này cần có khoảng trống đủ lớn để tiến hành phẫu thuật với dụng cụ đưa qua thành bụng dưới sự theo dõi qua một màn hình. Kĩ thuật nội soi vì vậy chỉ là phương tiện để tiến hành một phẫu thuật, phẫu thuật này giống như một cuộc phẫu thuật qua mổ mở. Trong trường hợp khó khăn, phẫu thuật viên có thể ngừng phẫu thuật nội soi để chuyển sang mổ mở kinh điển. Trong trường hợp phẫu thuật mổ mở, bệnh hân cần một đường rạch tương ứng với tổn thương( phần lớn là đường trắng giữa bụng)
BIẾN CHỨNG NÀO CÓ THỂ XẢY RA?
Không có một phẫu thuật nào là không có biến chứng tuy nhiên các biến chứng ở trong phẫu thuật cắt đại tràng không nhiều và có thể giảm thiểu được khi phẫu thuật viên làm chủ được phẫu thuật, tuy vây bệnh nhân cũng cần biết đến những biến chứng này trước khi quyết định phẫu thuật.
Những biến chứng trong phẫu thuật:
- Làm tổn thương các tạng gần vị trí phẫu thuật: Ống tiêu hóa( ruột) hoặc đường tiết niệu(niệu quản). Những tổn thương gặp phải có thể do mức độ phức tạp của phẫu thuật hoặc biến đổi giải phẫu bệnh lí không dự đoán được trước.
- Thông thường phẫu thuật viên nhận định được tổn thương ngay và không để lại di chứng.Trong một số hiếm trường hợp bệnh nhân cần phải hậu môn nhân tạo tạm thời hoặc đặt sonde niệu quản trong trường hợp cần thiết.
- Chảy máu: Có thể bị chảy máu và thông thường bệnh nhân sẽ được cầm máu nhưngcó thể bệnh nhân cần truyền máu hoặc những sản phẩm của máu. Những biến chứng của việc truyền máu đặc biệt là các nguy cơ truyền bệnh nhiễm trùng như viêm gan hoặc Sida là rất hiếm.
- Chèn ép thần kinh: Equipe phẫu thuật phải chú ý đến tư thế của các chi để tránh chèn ép các dây thần kinh hoặc phần mềm của cơ thể trong quá trình phẫu thuật. Tổn thương thông thường sẽ hết sau một vài tuần mà không để lại di chứng rất hiếm những trường hợp bị tê bì hoặc cảm giác như kiến bò. Điều đó cũng sảy ra đối với những tổn thương ngoài da do các dung dịch sát khuẩn, do khăn trải phủ vết mổ tự dính hoặc do các dây điện.
Biến chứng sau phẫu thuật:
Diễn biến sau mổ thường là đơn giản trong hầu hết mọi trường hợp, phục hồi lưu thông tiêu hóa thường sớm (2-3 ngày sau mổ ), cho phép bệnh nhân được ăn uống sớm đường miệng. Thời gian lưu viện thông thường là từ 6 đến 8 ngày. Tuy vậy cũng có thể có các biến chứng sau đây:
- Rò miệng nối:( khoảng 5%) nó sảy ra thông thường vào khoảng ngày thứ 4- ngày thứ 5 sau phẫu thuật. Rò miệng nối là hiện tượng miệng nối không liền gây ra một ổ abces hoặc là viêm phúc mạc. Bệnh nhân có thể cần được dẫn lưu hoặc thậm chí phải mổ lại và làm hậu môn nhân tạo tạm thời( hậu môn nhân tạo ở hồi tràng hoặc đại tràng) kèm theo đó là việc kéo dài thời gian lưu viện.
- Chảy máu: Nó thể xuất sứ từ một ổ máu tụ hoặc chảy máu thứ phát, điều đó có thể dẫn đến bệnh nhân cần được mổ lại hoặc truyền máu.
- Nhiễm trùng vết mổ: Mặc dù đã được tiệt trùng và sử dụng kháng sinh nhưng biến chứng nhiễm trụng tại khu vực phẫu thuật vẫn có thể xảy ra, việc điều trị các nhiễm trùng này thường là dẫn lưu giải thoát ổ nhiễm trùng đơn giản
- Tắc ruột: Điều này có thể sảy ra đối với tất cả các trường hợp sau phẫu thuật ổ bụng và có thể đặt thông dạ dày kéo dài và/ hoặc cần thiết phải mổ lại nếu có có các nguyên nhân gây tắc ruột như: dính hoặc xoắn ruột…
Biến chứng toàn thân:
Viêm tắc tĩnh mạch thậm chí nghẽn mạch phổi là những biến chứng hiếm gặp, để phòng ngừa triệt để những biến chứng này, bệnh nhân cần được sử dụng thuốc chống đông dự phòng và sử dụng tất chống giãn tĩnh mạch.
Để có ca phẫu thuật hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn nơi có bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, thiết bị tốt. Bệnh nhân phẫu thuật cắt đại tràng tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội hoàn toàn có thể yên tâm với đội ngũ bác sĩ phẫu thuật người Việt Nam và người Pháp cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất.
Thông tin này có mục đích hướng dẫn giáo dục và không có mục đích thay thế cho việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Để biết thông tin cụ thể và chi tiết, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100 hoặc gửi câu hỏi tại đây