Chụp mạch vành

Chụp mạch vành là gì?

Chụp mạch vành là thủ thuật nhằm chẩn đoán tình trạng động mạch vành (động mạch cung cấp máu cho tim)

Chụp mạch vành được thực hiện như thế nào?

Thủ tục chụp mạch vành được thực hiện qua háng, cổ tay hoặc phần trước của khuỷu tay. Phía bên phải thường được lựa chọn nhiều hơn. Thủ thuật này được thực hiện qua gây tê vùng. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ đưa ống thông vào gốc động mạch chủ (động mạch lớn nhất). Qua ống thông này, chất cản quang được bơm vào động mạch vành và hình ảnh thu được trong quá trình bơm. Bệnh nhân không thấy đau trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Tại sao cần chụp mạch vành?

Thủ thuật này được thực hiện để kiểm tra xem động mạch vành có bị tắc hay không. Nó cũng cung cấp thông tin về mức độ nghiêm trọng của tình trạng nghẽn.

Chụp CT mạch vành có cản quang

Chụp CT mạch vành có cản quang là gì?

Chụp CT mạch vành có cản quang là thử nghiệm chẩn đoán hình ảnh tim không xâm lấn xác định tình trạng tích tụ chất béo hoặc canxi trong lòng mạch vành.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người. Tình trạng này có thể là do thoái hóa thành mạch hoặc sự tích tụ dần các mảng bám chứa lipid
gây nghẽn sự lưu thông máu. Bệnh lý tim thường thấy ở những bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ cũng như những người bị căng thẳng và hút thuốc quá nhiều.

Chẩn đoán bệnh mạch vành

Hiện nay, có hai phương pháp chính để chẩn đoán bệnh mạch vành.

1. Chụp mạch vành là tiêu chẩn vàng để xác định tình trạng tắc nghẽn mạch vành. Phương pháp này cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Ưu điểm:

  • Có thể thực hiện điều trị thích hợp bằng cách đặt ống thông bong bóng hoặc can thiệp mạch vành qua da ngay trong khi thực hiện thực hiện chụp mạch.

Nhược điểm:

  • Chụp mạch có thể gây ra một số rủi ro và biến chứng, chẳng hạn như hiện tượng bóc tách, bởi vậy bác sĩ phải thận trọng luồn ống thông qua háng, tay hoặc khuỷu tay vào mạch vành. Tuy nhiên, rủi ro này là rất hiếm nếu thủ thuật này được bác sĩ giỏi thực hiện.

  • Khá đắt

  • Người bệnh cần lưu viện từ 4 đến 24 giờ sau khi thực hiện thủ thuật.

2. Chụp cắt lớp mạch vành có cản quang

Công nghệ chụp cắt lớp phát triển rất nhanh trong nhiều năm qua và hiện nay công nghệ này thậm chí có thể đem lại hình ảnh độ phân giải cao về bộ phận nhỏ đang đập như tim.

Để đảm bảo đem lại hình ảnh tốt nhất, người bệnh có thể được tiêm thuốc cản quang có chứa iode. Quá trình thuốc đi qua thường kéo dài khoảng 10 phút và sau đó máy sẽ chụp lại hình ảnh.

Ưu điểm:

  • Thủ thuật chụp bằng máy chụp cắt lớp đa dãy có thể hoàn tất trong thời gian ngắn.

  • Bệnh nhân không cần lưu viện sau khi thực hiện thủ thuật.

  • Phát hiện bệnh mạch vành với dộ chính xác trên 90%.

Nhược điểm:

  • Sau khi quét thực tế, mất khoảng 1-2 giờ để xử lý hình ảnh

  • Bệnh nhân phải có nhịp tim đều và có thể nhịn thở trong khoảng 10 giây cho mỗi lần chụp bằng máy chụp cắt lớp thế hệ mới nhất.

Ai cần chụp cắt lớp vi tính?

Những người cần chụp cắt lớp vi tính gồm:

1. Người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý mạch vành như:

  • Tăng lipid máu

  • Tiểu đường

  • Tăng huyết áp

  • Nghiện hút thuốc lá nặng

  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh mành vành

2. Những người nghi ngờ có bệnh mạch vành khi

  • Có đau ngực

  • Kiểm tra ECG và điện tâm đồ gắng sức không xác định rõ bất thường.

3. Những người đã được điều trị bệnh mạch vành bằng tạo hình mạch bằng bóng, can thiệp mạch vành ngoài da hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành và cần được kiểm tra theo dõi sau điều trị.

Chuẩn bị trước khi chụp

Việc chuẩn bị trước khi chụp cũng tương tự như việc chụp các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước thủ thuật, có thể uống nước. Tuy nhiên, không được uống cà phê, chè, nước ngọt khác hoặc uống thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim.

Ai không nên chụp cắt lớp vi tính và tiêm thuốc cản quang?

Do người bệnh sẽ tiếp xúc với tia x-quang trong khi thực hiện chụp nên phụ nữ mang thai hoặc nghi ngờ có thai không nên thực hiện thủ thuật này.

Việc tiêm thuốc cản quang qua tĩnh mạch cần thiết khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính. Chính vì vậy, những người có bệnh lý hoặc triệu chứng sau không nên làm thử nghiệm này vì có thể bị dị ứng với thuốc cản quang hoặc bị suy thận cấp tính:

  • Hen xuyễn nặng
  • Bệnh thận với nồng độ creatinine cao hoặc bị suy thận mãn
  • Có tiền sử dị ứng với đồ hải sản hoặc thuốc cản quang dùng để chụp phim

Tuy nhiên, với những người có bệnh lý hoặc tiền sử bệnh ở trên cần phải thực hiện thử nghiệm này phải thông báo trước cho nhân viên y tế của bệnh viện được biết.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ: (84-24) 3577 1100 (24 giờ) hoặc email: business_dev@hfh.com.vn or contact@hfh.com.vn